Tất cả tin tức

Bé khỏe cả nhà vui với các cách để trẻ nghỉ hè không bị ốm

Bé khỏe cả nhà vui với các cách để trẻ nghỉ hè không bị ốm

Kỳ nghỉ hè đến, các bé được vui chơi giải trí sau một năm học vất vả. Nhưng hè đến, thời tiết nắng nóng cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, dịch bệnh cho trẻ em. Chắc hẳn nhiều mẹ đang hết sức đau đầu về vấn đề này. Bài viết dưới đây HeliFine Team một số cách để trẻ nghỉ hè không bị ốm. Cùng tham khảo nha! 1. Tăng cường tập thể dục Vào mùa hè, khi trẻ được nghỉ học, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể chất cho con. Điều này sẽ giúp trẻ không bị tăng cân, tăng cường sức khỏe trong kỳ nghỉ dài. Các hoạt động thể dục như đi bộ, chơi các trò chơi vận động, bơi lội, v.v. sẽ giúp giữ cho trẻ luôn năng động và khỏe mạnh. Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, xã hội. Vì vậy, trong mùa hè, cha mẹ nên dành thời gian tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao cho con để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh tình trạng tăng cân quá mức. 2. Ngủ đủ giấc Vì là kỳ nghỉ dài nên nhiều bé sẽ đi ngủ muộn hơn so với lúc đi học khiến đồng hồ sinh hoạt bị đảo lộn. Chính vì vậy bố mẹ nên quan tâm đến vấn đề này. Ngủ đủ giấc Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ cần đảm bảo con được ngủ đủ giấc, từ 9 đến 12 tiếng mỗi ngày, tùy theo lứa tuổi của bé. Điều này rất cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Ngoài ra, cha mẹ cần cũng chú ý tới môi trường để trẻ có thể ngủ tốt và đủ giấc. Nếu không, trẻ sẽ dễ bị ốm do thiếu ngủ. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và thoáng mát cho con là rất quan trọng. 3. Cách để trẻ nghỉ hè không bị ốm với chế độ dinh dưỡng  3.1 Ăn uống đủ bữa Nghỉ hè, sinh hoạt không như lúc đi học nên nhiều bé sẽ dẫn đến tình trạng bỏ một bữa sáng do ngủ đến giờ trưa. Bữa sáng lại là một bữa rất quan trọng trong ngày, cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể sau 1 đêm dài. Do vậy, việc bỏ bữa sáng sẽ gây ảnh hưởng đến sức đề kháng , miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn các thức ăn vặt cũng làm bé bỏ các bữa chính. Vì vậy, các mẹ nên nghiêm khắc, điều chỉnh đúng 3 bữa/ 1 ngày cho các em. 3.2 Ăn đầy đủ các nhóm chất Ăn đầy đủ các nhóm chất Vào kỳ nghỉ hè trẻ thường ở nhà, cha mẹ đi làm, thường không có nhiều thời gian để nấu nướng bữa ăn cho con như thường ngày. Do đó, trẻ sẽ phải ăn các loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, hamburger, nước ngọt,... Tuy nhiên, những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của trẻ em, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường. Vì vậy, trong những ngày này, cha mẹ cần cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhanh và không đảm bảo vệ sinh cho con. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và phát triển tốt của trẻ. Mặc dù có thể gặp khó khăn về thời gian, nhưng việc cung cấp các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng vẫn là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sự khỏe mạnh của con 3.3 Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng  Một trong những cách để trẻ nghỉ hè không bị ôm mà các mẹ có thể tham khảo đó là bổ sung cho bé các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ như thực phẩm chức năng, tổ yến,...  Xem thêm : Bổ sung cách ăn yến tăng đề kháng cho trẻ vào mùa hè  4. Tránh xa các tác nhân gây bệnh, mầm bệnh Khi đưa trẻ đi chơi ở những nơi đông người hoặc di chuyển đến các địa điểm khác, cha mẹ cần mang theo khẩu trang cho con. Nếu nghi ngờ có người xung quanh đang mắc bệnh cảm cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, nên tránh để trẻ tiếp xúc gần họ. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ. Sau khi về đến nhà, cha mẹ cần cho trẻ rửa tay, sát khuẩn và thay quần áo sạch sẽ. Đồng thời, cần dạy trẻ thói quen không chạm tay vào mặt, vì vi khuẩn và virus từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi hoặc miệng. Bằng cách tập cho trẻ không chạm tay vào những khu vực này, cha mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con. Tránh xa các tác nhân gây bệnh, mầm bệnh Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi đi ra ngoài và dạy trẻ các thói quen vệ sinh cá nhân sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả. Do thể lực yếu và chưa biết cách bảo vệ bản thân, trẻ em thường là đối tượng dễ bị mầm bệnh tấn công. Vì vậy, khi trời chuyển mùa, đặc biệt là trong những kỳ nghỉ dài, cha mẹ cần lưu ý đến việc chăm sóc trẻ một cách khoa học, tham khảo các cách để trẻ nghỉ hè không bị ôm. Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.

Mách mẹ cách chống say xe cho bé, thỏa mái với các chuyến đi dài

Mách mẹ cách chống say xe cho bé, thỏa mái với các chuyến đi dài

Mỗi dịp cần đi đâu đó bằng ô tô, đó là một sự lo ngại đối với những người có chứng say tàu, xe. Đặc biệt chứng say tàu xe ở trẻ em lại càng gây ra sự mệt mỏi cho cả bé cũng như các bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây, HeliFine Team xin chia sẻ cách chống say xe cho bé, an toàn mà hiệu quả, giúp mỗi chuyến đi của bé vui vẻ hơn. 1. Nguyên nhân dẫn đến say xe ở trẻ Chứng say xe xuất phát từ nguyên nhân việc não bộ bị rối loạn khi tiếp nhận các thông tin mâu thuẫn giữa thị giác và thính giác. Khi chúng ta ngồi trong xe ô tô, mắt sẽ truyền thông tin lên não rằng cơ thể đang trong trạng thái không hoạt động. Nhưng tai lại truyền thông tin lên não rằng cơ thể đang di chuyển về phía trước. Sự xung đột giữa hai luồng thông tin truyền đến một lúc khiến não bộ của chúng ta hoạt động bất ổn định. Lúc này não bộ không thể xử lý các tín hiệu xung đột này, gây cho cơ thể cảm giác chóng mặt và buồn nôn. 2. Những cách chống say xe cho bé  Khi trẻ bị say xe, làm thế nào để giảm tình trạng này để giúp bé bớt khó chịu? Cha mẹ có thế áp dụng các cách chống say xe cho trẻ em sau: 2.1  Chọn vị trí ngồi đầu trên xe, nhìn thẳng về phía trước Bố mẹ nên cho bé ngồi ở vị trí đầu xe bên cạnh tài xế, vì khi ngồi vị trí này, độ xóc khi di chuyển thấp hơn so với các vị trí khác. Giảm được tình trạng mất thăng bằng, tránh gây buồn nôn. Ngoài ra, ngồi tại đây cũng thuận tiện cho việc nhìn thẳng về phía trước mà không có vật cản nào. Khi nhìn thẳng để mắt tiếp nhận thông tin cơ thể đang di chuyển và truyền đến não bộ. Tín hiệu này đồng nhất với thông tin truyền từ thính giác. Từ đó, bé sẽ giảm tình trạng say xe do não bộ đã hoạt động ổn định. Chọn vị trí ngồi đầu trên xe, nhìn thẳng về phía trước Lưu ý: Đối với các bé nhỏ tuổi thì cần có người ngồi cùng để kịp thời giải quyết khi bé bị nôn hay chóng mặt 2.2  Một số thực phẩm không nên ăn trước khi đi xe Dạ dày hoạt động kém cũng dẫn đến tình trạng say xe của bé càng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy trước khi đi xe, bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại đồ ăn khó tiêu, tránh ăn quá no. Đặc biệt nên chú ý, không ăn các loại thực phẩm có tính nhạy cảm cao như : sữa, nước ngọt, nước cam, nước có gas hoặc các loại hoa quả. Nên cho trẻ ăn uống vừa phải, những loại thực phẩm nhẹ nhàng, thanh đạm trước khi nên xe 1 tiếng đến 2 tiếng. 2.3 Cho trẻ em ( trên 1 tuổi ) ăn yến sào trước chuyến đi Một trong những cách chống say xe cho bé ít người biết đó chính là ăn yến sào. Thông thường, nếu thể trạng của bé khỏe mạnh thì tình trạng say xe cũng được cải thiện rất nhiều so với lúc mệt mỏi. Chính vì vậy, việc cho con sử dụng yến sào trước chuyển đi 1 ngày đến 2 ngày là biện pháp rất hiệu quả mà chị em cần biết.  Cho trẻ em ( trên 1 tuổi ) ăn yến sào trước chuyến đi Trong yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, là thực phẩm bổ dưỡng nên có tác dụng bồi bổ cơ thể. Sử dụng  yến sào cho trẻ em, các mẹ nên dùng cho các bé trên 1 tuổi, liều lượng 1 bát nhỏ cho mỗi lần dùng.  Xem thêm: Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em 2.4 Ngửi vỏ cam, quýt Một mẹo hay giúp giảm trình trạng say xe ở trẻ là cho bé ngửi mùi vỏ cam, chanh hoặc quýt. Tinh dầu từ vỏ chanh, cam, quýt sẽ khử mùi hôi của xăng dầu, mùi máy lạnh trên xe. Mùi thơm dịu nhẹ từ vỏ quýt, cam giúp bé dễ chịu hơn và giảm say xe. Chỉ cho bé ngửi vỏ cam, quýt, không nên cho trẻ ăn vì acid trong các loại trái cây này sẽ dễ khiến bé bị say xe hơn. 2.5 Giúp bé quên cảm giác say xe Một cách khác để chống say xe ở trẻ nhỏ là tạo sự phân tán chú ý cho bé. Phụ huynh có thể trò chuyện hoặc chơi các trò chơi cùng bé. Khi bé được tập trung vào hoạt động vui chơi, họ sẽ không còn chú ý tới cảm giác say xe nữa. Vì vậy, phụ huynh nên mang theo các đồ chơi yêu thích của bé khi đi ôtô. Khi bé tập trung chơi đùa, họ sẽ quên mất cảm giác say xe đang gặp phải. Giúp bé quên cảm giác say xe 2.6 Thuốc chống say xe Ngoài ra các phụ huynh có thể xem xét cho bé sử dụng thêm thuốc chống say xe cho trẻ trong tường hợp hy hữu. Nhưng cần lưu ý tìm hiểu đúng loại thuốc phù hợp với trẻ, liều lượng cũng như các tác dụng phụ. Tuân thủ theo đúng chỉ định, chỉ dẫn của người có chuyên môn. Trên đây là các cách chống say xe cho bé an toàn, hiệu quả mà HeliFine Team chia sẻ. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các chị em. Để chuyến đi bé khỏe, cả nhà đều vui.

Phía sau người mẹ gắt gỏng, quát mắng con là một người cha “vắng mặt”

Phía sau người mẹ gắt gỏng, quát mắng con là một người cha “vắng mặt”

Mỗi ɴgườι phụ nữ lần ƌầυ làm mẹ đều luôn cố gắng làm tốt vai trò của mình. ... Vì thế, hãy cho phép họ được quyền không hoàn hảo bởi họ cũng có những niềm vui và nỗi buồn riêng, đôi lúc khi không thể kiềm chế cơn nóng giận, họ cũng có thể gắt gỏng với con…. Đó là chuyện rất thường tình! Có một câu nói rằng: “Đằng sau mỗi cơn giận của ɴgườι mẹ là nỗi muộn phiền mà cô ấy đã dồn nén từ rất lâu”. Quả thật, đằng sau mỗi ɴgườι mẹ nóng nảy, gắt gỏng khi chăm con là do sự thiếu vắng vai trò của ɴgườι cha. Kết quả một cuộc khảo sáτ cho thấy hầu hết chúng ta đều đang không nhận ra sự nỗ lực bền bỉ của những ɴgườι làm mẹ. Khi được đặt câu hỏi: “Tùy theo độ tuổi, ấn tượng về mẹ trong lòng bạn đã thay đổi như thế nào?”. Đáp áп của câu hỏi đều khιếп mọi ɴgườι đều cảm thấy xóτ xɑ: Khi con 4 tuổi, con cảm thấy mẹ cái gì cũng biết. Khi con 14 tuổi, con cảm thấy mẹ không biết gì cả. Khi con 18 tuổi, con cảm thấy suy nghĩ của mẹ đã lỗi thời. Khi con 25 tuổi, con muốn mẹ trở tɦàɴh cố vấn và muốn được bàn bạc mọi vấn đề với mẹ. Khi con 45 tuổi, nếu có mẹ ở đây thì thật tuyệt, mẹ sẽ xử lý vấn đề này như thế nào nhỉ? Khi con 85 tuổi, con muốn được nghe mọi ý kiến của mẹ, nhưng đã quá muộn rồi… Không chỉ những ɴgườι tham gia khảo sáτ mà trên thực tế, hầu hết tất cả chúng ta lúc còn nhỏ đều đã không nhìn thấy sự quan tâm cũng như tấm lòng của mẹ. Thuở bé, chúng ta luôn nhìn thấy sự vụng về, càm ràm, kiểm soát và nóng nảy của mẹ. Nhưng chúng ta thường ngoảnh mặt không công nhận nỗ lực trong việc chăm con của mẹ. Thuở bé, chúng ta luôn nhìn thấy sự vụng về, càm ràm, kiểm soát và nóng nảy của mẹ. Nhưng chúng ta thường ngoảnh mặt không công nhận nỗ lực trong việc chăm con của mẹ. Thật may mắn, khi chúng ta khôn lớn. Chúng ta mới nhận ra làm mẹ thật không đơn giản. Chúng ta hiểu rằng, để hoàn tɦàɴh tốt nhất vai trò của mình, một ɴgườι mẹ đã phải ᵭáпɦ đổi rất nhiều thứ. Mỗi ɴgườι mẹ là sự an bài của Thượng Đế, trong lòng mỗi ɴgườι mẹ sẽ ấp ủ tình yêu to lớn để cố gắng nuôi dạy con nên ɴgườι. Đôi khi, sự nóng nảy của ɴgườι mẹ khi dạy con là do sự dung túng của ɴgười cha tạo thành.  Khi một ɴgườι mẹ nói con không nên ăn vặt bởi điều đó không tốt cho sức khỏe, con không nên dáп mắt vào màn hình điện τử bởi có hại cho mắt…. thì ɴgườι cha lại dễ dãi chiều theo ý muốn của trẻ: “Con có muốn ăn khoai tây chiên không? Có muốn ăn kem không? Có muốn xem phim không?”. Chăm con nhỏ với vô số việc không tên khιếп mẹ vất vả mà trở nên mệt nhọc, cáu kỉnh. Chính bởi thế, hễ thấy con làm điều sai trái, đương nhiên mẹ sẽ dễ dàng ɴổi nóng. Thế nhưng, ɴgườι cha thì thong dong đứng bấm điện thoại và chen ngang: “Em có thể kiên nhẫn với con được không? Đừng hét vào mặt con như thế!”. Đằng sau những ɴgườι mẹ nóng nảy với con là sự hy sinh, là trách nhiệm và sự ngậm đắng nuốt cay của họ. Chuyên gia tâm lý ɴgườι Đài Loan Hứa Hạo Nghị cho biết, ɴgườι mẹ đóng vai trò như một chiếc “contaιner”, chịu đựng và dung chứa mọi cảm xúc buồn vui, giận hờn của con. Đồng thời, trong gia đình, ɴgườι mẹ phải gáпh vác biết bao công việc vất vả từ quét dọn nhà cửa như một ô sin, nấu nướng như một ƌầυ bếp, chăm con ốm như một y tá, kèm cặp bài vở của con như một giáo viên… Ấy thế nhưng mọi ɴgườι trong gia đình đều cho rằng, đó là những điều hiển nhiên mà mọi ɴgườι mẹ đều phải làm và nên làm vì con. Đến lúc ɴgườι mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, la hét, quát mắng con, ɴgườι ta liền phủ nhận mọi nỗ lực, vất vả của mẹ, coi đó là ɴgườι mẹ thật tệ hoặc không xứng đáпg làm mẹ. Mọi bà mẹ đều có quyền trở nên không hoàn hảo và hãy cho phép họ được không hoàn hảo. Người cha nào cũng luôn trông đợi nửa kia của mình phải là một ɴgườι mẹ hoàn hảo và lý tưởng trong gia đình. Ấy là ɴgườι phải biết chăm con suốt 24 giờ mà không được quyền kêu ca một lời, hoặc phải vừa chăm con tốt, vừa ƙιếm tiền giỏi. Họ còn muốn con mình có một ɴgườι mẹ luôn biết mỉm cười, biết bao dung, biết thể hiện sự dịu dàng nên có mọi lúc, mọi nơi.   Nhưng suy cho cùng, các bà mẹ cũng chỉ là những ɴgườι bình thường. Không phải lúc nào họ cũng hoàn hảo. Họ rất cần sự đối xử nhẹ nhàng và công nhận sự hy sinh thầm lặng của mình. Đó mới là hình ảnh chân thực nhất và cũng là mong mỏi của mọi bà mẹ. Và cũng mong rằng các ông bố không “vắng mặt” để các bà mẹ có ɴgườι san sẻ trách nhiệm nuôi con, hàng ngày, hàng giờ. Và để chiếc “contaιner” không quá tải, để các bà mẹ không phải gắt gỏng, ɴổi nóng với con! Hy vọng những ɴgườι cha có thể cùng san sẻ trách nhiệm chăm sóc con nhỏ với vợ. Hãy thay tã cho con, cùng con vui đùa, kể truyện cho con nghe. Hãy để các bà mẹ có chút không gian gọi là tự do và thời gian chăm chút cho riêng mình. >> Có thể bạn quan tâm: 3 cách làm yến chưng hạt sen đơn giản mà bổ dưỡng Chiếc hộp Pandora - lời nguyền của Zeus về loài người Giải mã THÀNH PHẦN dinh dưỡng và TÁC DỤNG của yến sào bằng khoa học Phương Thùy St (HeliFine Team)

Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: