Tất cả tin tức

Ai không nên ăn yến sào? Xem ngay để tránh những đại kỵ khi ăn yến nhé

Ai không nên ăn yến sào? Xem ngay để tránh những đại kỵ khi ăn yến nhé

Ai cũng biết yến sào là món ăn bổ dưỡng và trân quý, đặc biệt được các vua chúa ngày xưa ưa dùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và duy trì cơ thể dẻo dai. Tuy nhiên, cực bổ là vậy nhưng yến sào lại là món đại kỵ với những người có những biểu hiện dưới đây! Ai không nên ăn yến sào? 1. Những người hấp thu kém Yến sào có chứa Crom và Lysine – là những chất có tác dụng tăng cường khả năng chuyển hóa và trao đổi chất, giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Bởi vậy yến sào rất có hiệu quả đối với những người gầy gò, biếng ăn. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ, những người gầy yếu, mệt mỏi, xanh xao do hấp thu kém thì lại là nhóm đối tượng không nên sử dụng yến sào. Vì những người này có tì vị hoạt động yếu, khiến cho cơ thể họ không hấp thu được dưỡng chất từ thức ăn. Mà yến sào lại là một món cực bổ, những dường chất quý từ yến sào đưa vào cơ thể họ cũng có tiếp thu được, lại còn làm cho hệ tiêu hoá phải “còng mình” làm việc vất vả hơn. Những người gầy yếu, mệt mỏi, xanh xao do hấp thu kém không nên sử dụng yến sào Những người này chưa nên sử dụng yến sào ngay, mà tốt nhất nên đi khám bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn, tăng dần khả năng hấp thu chất của cơ thể. Rồi sau đó mới từ từ sử dụng yến sào với liều lượng nhỏ như cho trẻ em và tăng dần. 2. Những người đang bị sốt, cảm mạo, đau đầu Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cảm mạo - cảm cúm là do cơ thể suy yếu khiến phong hàn, phong nhiệt thừa cơ xâm nhập vào phế gây nên bệnh. Nhưng những người đang bị sốt, cảm mạo thì không nên ăn yến sào. Bởi vì lúc này cơ thể cần tập trung làm việc để đào thải độc tố và rất cần bổ sung các chất hấp thu nhanh, dễ tiêu hóa. Yến sào cũng là một món ăn dễ tiêu hoá, tuy nhiên, dưỡng chất trong yến sào quá dồi dào. Muốn hấp thụ được hết chất bổ trong tổ yến thì cơ thể cần sản sinh thêm nhiều năng lượng, việc này làm cho triệu chứng của việc sốt, cảm mạo càng nặng thêm.  Nnhững người đang bị sốt, cảm mạo thì không nên ăn yến sào 3. Người bị đau bụng hoặc đầy bụng không nên ăn yến sào Đau bụng thường là biểu hiện của bệnh cảm lạnh hoặc bị viêm nhiễm bộ phận nào đó bên trong khoang bụng. Khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng thì tốt nhất là không nên cho người bệnh dùng yến sào, cũng chưa không nên dùng bất kỳ món ăn lạ miệng nào. Người bị đau bụng hoặc đầy bụng không nên ăn yến sào Và việc bị đau bụng là do các cơ quan nội khoa gặp vấn đề. Việc nạp thêm các chất dinh dưỡng từ yến sào vào lúc này là không cần thiết, có khi còn khiến bụng đau hơn. Để dùng yến sào an toàn, tốt nhất nên đưa người bệnh đi gặp bác sĩ thăm khám, tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị khỏi. Sau đó hãy dùng yến sào để bồi bổ và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. 4. Những người mắc các bệnh nhiễm như: viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu,… không nên dùng yến sào. Viêm là tình trạng cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm, có thể dẫn đến sốt. Lúc này, cơ thể cũng đang phải tập trung “chiến đấu” với vi khuẩn, nên tốt nhất là tạm thời chưa nên bổ sung các chất đại bổ như yến sào vào, chỉ khiến cho cơ thể phải làm việc mệt mỏi hơn. Hãy đi thăm khám bác sĩ, điều trị và chữa bệnh. Sau khi cơ thể đã khỏi bệnh, khoẻ mạnh, lúc này ăn yến sào là rất cần thiết, để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Những người mắc các bệnh nhiễm không nên dùng yến sào. Chỉ nên dùng yến sào khi cơ thể đã sẵn sàng. Đây mới là cách dùng yến sào đúng cách và hiệu quả nhất. 5. Không nên cho trẻ em dưới 7 tháng tuổi ăn yến Bởi vì lúc này cơ quan tiêu hóa của bé dưới 7 tháng tuổi chưa hoàn thiện. Những dưỡng chất quá bổ dưỡng từ yến sào đưa vào cơ thể bé, sẽ chỉ khiến cho hệ tiêu hoá của bé phải gồng mình lên làm việc vất vả hơn. Không nên cho trẻ em dưới 7 tháng tuổi ăn yến Bé dưới 7 tháng tuổi, chỉ nên bú sữa mẹ là tốt nhất nhé. Ngoài dưỡng chất quý giá, sữa mẹ còn cung cấp sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể của bé yêu. Bé chưa cần phải dùng đến yến sào đâu. Trẻ từ 7 tháng đến 1 năm tuổi: Thận trọng khi cho bé ăn yến và chỉ nên cho bé bắt đầu ăn với một liều lượng yến sào rất ít thôi nhé. 6. Người bị chứng dương hư, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, nước tiểu trong không nên ăn yến sào Chứng dương hư thường gọi là chứng hư hàn, là tên gọi chung cho các trường hợp dương khí bất túc, cơ năng suy thoái, các cơ quan trong cơ thể không được sưởi ấm. Nguyên nhân chủ yếu do tiên thiên phú bẩm bất túc, do đau ốm lâu ngày thể trạng hư yếu hoặc do hàn tà xâm phạm vào cơ thể làm tổn thương dương khí.  Người bị chứng dương hư, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, nước tiểu trong không nên ăn yến sào Triệu chứng lâm sàng của bệnh dương hư này là: Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt thường trắng bệch, sức yếu hay mệt mỏi, do thiếu khí nên hay hụt hơi, biếng nói, tự ra mồ hôi, miệng nhạt không khát, tiểu tiện sẻn (đái dắt), đại tiện lỏng, chất lưỡi trắng nhạt, mạch hư trì hoặc trầm nhược.  Những người bị bệnh này là lúc cơ thể bị suy kiệt, kém hấp thu. Vậy nên,  sử dụng yến sào lúc này thì cơ thể cũng khó dung nạp được dưỡng chất từ yến. Cố ăn yến lúc này vừa tạo gánh nặng cho hệ tiêu hoá của cơ thể, vừa lãng phí. Vì vậy, trước tiên, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị chứng dương hư, để cơ thể có thể hấp thu tốt dưỡng chất. Sau đó mới nên sử dụng yến sào để bồi bổ, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. 7. Ăn yến bao nhiêu là đủ? Ngoài 6 nhóm trường hợp kể trên thì những người còn lại đều có thể ăn yến sào. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng yến sào bao nhiêu là đủ đối với từng đối tượng người già, trẻ em, mẹ bầu, người mới ốm dậy, người lao động mệt nhọc, người đang bị suy nhược cơ thể,…? >> Mời bạn tìm hiểu thêm trong bài viết tiếp theo đây của HeliFine nhé: ….. Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em – Dùng đủ, bé khoẻ mẹ vui! Liều lượng sử dụng yến sào cho người lớn bao nhiêu là đủ? Tại HeliFine, với “Heli” là tên Thần mặt trời trong thần thoại Hi Lạp. “Fine” có nghĩa là “Tốt đẹp”. Chúng tôi mong muốn truyền tải một thông điệp sống tích cực đến Quý khách hàng và Đối tác của mình. Mong muốn mỗi Khách hàng sử dụng sản phẩm Yến Sào Heli của Công ty chúng tôi sẽ luôn hướng tới những điều tốt đẹp ("Fine"), để khoẻ đẹp thanh lịch từ sâu thẳm bên trong và toả sáng cao quý như Mặt trời ("Heli").  HeliFine – Tặng sức khoẻ vàng, thay ngàn lời chúc! HeliFine cam kết bán hàng bằng sự TỬ TẾ! Tất cả các loại Yến Sào Heli của HeliFine đều là hàng Công ty, với yến thật nguyên chất 100%, Yến Việt Nam, không hoá chất tẩy trắng, không mủ trôm, không độn phụ gia, không tẩm đường. Gồm hai dòng sản phẩm yến sào chính là: Quà tặng Yến Sào Heli: Với thiết kế mẫu mã bao bì đẹp, thích hợp làm quà biếu tặng cho doanh nghiệp, quà tặng đối tác, quà tặng Khách hàng cao cấp. Đặc biệt làm tặng trong mỗi dịp Tết đến xuân về.  Dòng Yến sào ăn gia đình tiết kiệm: Với các sản phẩm yến tinh chế sợi tiết kiệm, yến thô còn ít lông, chân yến, yến xơ mướp (bể vụn lớn), yến viên tròn baby cho bé,… Đây là những sản phẩm yến sào dùng ăn để bồi bổ sức khoẻ cho người thân yêu trong gia đình rất kinh tế và tiết kiệm. HeliFine – Tặng sức khoẻ vàng, thay ngàn lời chúc! Đặt mua hàng tại website: www.helifine.vn Hoặc liên hệ Hotline (có zalo): 090.176.0008 Fb: HeliFine >> Có thể bạn quan tâm: Giải mã THÀNH PHẦN dinh dưỡng và TÁC DỤNG của yến sào bằng khoa học Nên ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? Bật mí QUÀ TẾT cho SẾP NAM đầy sang trọng và tao nhã

Giải mã THÀNH PHẦN dinh dưỡng và TÁC DỤNG của yến sào bằng khoa học

Giải mã THÀNH PHẦN dinh dưỡng và TÁC DỤNG của yến sào bằng khoa học

Như các bạn đã biết, yến sào thực chất là tổ của loài chim yến. Chúng tạo ra những chiếc tổ bằng cách nhả nước dãi (nước bọt) bện vào nhau mà dệt thành.   >> Xem thêm: Yến sào là gì? Cách phân biệt ĐÚNG nhất các loại yến sào hiện nay   Tổ yến sào được coi là 1 trong 8 món ăn bổ dưỡng (bát trân) của vua chúa thời xưa, luôn có mặt trong các buổi thiết đãi yến tiệc quan trọng. Đến nay, tổ yến vẫn giữ được vị thế hàng đầu trong top những món ăn bồi bổ cơ thể. 1. Thành phần dinh dưỡng của tổ yến  Theo nghiên cứu thì, nước dãi của chim yến - ngoài việc chứa muối khoáng và các loại men (enzyme) thì còn có thêm một số các dưỡng chất vô cùng quý giá như protein, axit amin, carbohydrate, hormone và một số nguyên tố vi lượng quan trọng do chúng tích lũy được trong quá trình tiêu hóa thức ăn.     1.1 - Protein và axit amin quan trọng có trong tổ yến   - Yến sào rất dồi dào protein Protein hay còn gọi là chất đạm, là một chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển các mô ở cơ thể người. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ tái tạo năng lượng cho cơ thể sau ốm dậy. Chúng ta vẫn thường bổ sung protein từ thịt, cá, trứng, sữa,... trong mỗi bữa ăn đấy. Một số tình trạng sức khỏe thường gặp do thiếu hụt protein như: suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, hay ốm đau, chậm lớn, người gầy còm, cơ thể suy nhược,… Trong tổ yến sào có chứa tới 45 -  55% là protein tùy vào địa điểm khai thác và cách thức nuôi yến.   Protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều mạch axit amin liên kết với nhau. Trình tự các chuỗi axit amin khác nhau sẽ tạo ra các loại protein khác nhau. - Tổ yến chứa tới hơn 13 loại axit amin  Axit amin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là thành phần cấu tạo nên protein, có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, cải thiện tâm trạng, rèn luyện thể lực và duy trì phát triển cơ bắp. Axit amin đảm nhiệm nhiều vai trò và chức năng trong các hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, axit amin còn có tác dụng tổng hợp nên những loại nội tiết tố và chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để hỗ trợ cho các quá trình sinh hóa trong cơ thể.   Protein được hình thành bởi sự gắn kết của các chuỗi axit amin nên sau khi được tạo ra, protein chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, khi liên kết giữa các axit amin bị phá hủy thì protein cũng bị thoái hóa. Bởi vậy, việc bổ sung protein và axit amin đều đặn hàng ngày là vô cùng cần thiết. - Yến sào chứa toàn bộ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được  Trong tự nhiên hiện có khoảng hơn 20 loại axit amin. Và điều đặc biệt là trong tổ yến sào đã có tới 13 loại axit amin, trong đó, yến sào chứa toàn bộ 9 loại axit amin thiết yếu -  là những axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Đó là các axit amin quan trọng dưới đây:     1.    Phenylalanine: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường trí nhớ, nuôi dưỡng hệ thần kinh. Làm giảm đau, chống trầm cảm. Bên cạnh đó, còn giúp phục hồi sau phẫu thuật và các vết thương. Phenylalanine đóng một vai trò không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của protein, enzyme và cả trong quá trình sản xuất ra các axit amin khác. 2.    Valine: Rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, giúp kích thích tăng trưởng, tái tạo cơ bắp và tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, còn giúp hình thành các tế bào mô mới. 3.    Threonine: Thành phần chính tạo nên các protein cấu trúc quan trọng của da và mô liên kết như collagen và elastin, có tác dụng trong chuyển hóa chất béo, chống lão hoá và tham gia vào chức năng miễn dịch cho cơ thể.   4.    Tryptophan: Axit amin thiết yếu có tác dụng duy trì cân bằng nitơ cho cơ thể. Tryptophan chuyển hóa thành vitamin B3 nhờ gan, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe, điều hoà tâm lý và ngủ ngon hơn.     5.    Methionine: Đóng vai trò quan trọng trong chu trình trao đổi chất, bảo vệ gan và giải độc tố cho cơ thể. Methionine cũng cần thiết cho sự phát triển của mô, sự hấp thụ kẽm, selen và các khoáng chất thiết yếu khác. 6.    Leucine: là axit amin duy nhất có khả năng điều hòa tổng hợp protein của các mô cơ. Leucine cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích chữa lành vết thương và sản xuất hormone tăng trưởng.   7.    Isoleucine: Hỗ trợ  quá trình phục hồi sức khỏe và điều tiết lượng đường glucose trong máu. Isoleucine cũng có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch, sản xuất huyết sắc tố và điều tiết năng lượng.  8.    Lysine: Axit amin thiết yếu đóng vai trò chính trong việc tổng hợp protein, sản xuất hormone, enzyme và hấp thu canxi. Lysine giúp chống lão hóa xương khớp và hỗ trợ an thần rất tốt. 9.    Histidine: là loại axit amin được sử dụng để sản xuất ra histamine - một chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch, chức năng hệ tiêu hóa, hệ sinh dục và chu kỳ giấc ngủ. Histidine hỗ trợ hệ tiêu hoá và bảo vệ các tế bào thần kinh khoẻ mạnh.   Ngoài ra còn có các axit amin khác:   •    Axit aspartic: Giúp cơ thể giải độc gan và trung hòa amoniac dư thừa trong cơ thể. •    Glycine: Phòng ngừa lão hóa cột sống và thoái hóa đốt sống. •    Cystine: Tái tạo collagen và làm mượt tóc. •  Alanine: Tuần hoàn chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ. 1.2 Carbohydrate trong tổ yến Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Cùng với protein, lipid, vitamin và khoáng chất, carbohydrate sản sinh năng lượng (calo), giúp con người duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. Hàm lượng carbohydrate chiếm khoảng 20 – 27% trong tổ yến sào. Không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể đủ calo mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, hỗ trợ trong giảm cân, giảm mỡ.   1.3 Chất béo trong yến sào?   Điều đặc biệt là trong yến sào không chứa hoặc chứa rất ít lipit (chất béo). Nên yến sào, mặc dù là một món ăn vô cùng bổ dưỡng nhưng lại không hề gây ra béo phì cho bạn.   1.4  Một số vi chất quý trong yến sào Theo các nghiên cứu, người ta còn tìm thấy trong tổ yến một số khoáng chất và chất vi lượng quý cho cơ thể. Là các chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ (khoảng dưới 100 mg mỗi ngày) để hoàn thiện, cân bằng các chức năng sinh lý học và duy trì sức khỏe con người, nếu thiếu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.  •    Cụ thể như: đồng (Cu - 5,87%), sắt (Fe - 27,9%), kẽm (Zn - 1,88%),... giúp ổn định thần kinh, tăng cường trí nhớ và phát triển toàn diện.   •    Một số nguyên tố hiếm, hàm lượng thấp như: Cr, Se,… có tác dụng rất lớn kích thích hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. 2. Yến sào có tác dụng gì? Đâu mới là công dụng hữu hiệu nhất? Yến sào luôn được quảng cáo là món quà vô giá từ thiên nhiên. Cùng với bảng phân tích thành phần dinh dưỡng của yến sào ở trên, hẳn là bạn cũng đã nhận thấy yến sào quả thực là món ăn trân quý, bổ dưỡng. Nhưng yến sào có thực sự là “thần dược”, hỗ trợ được bách bệnh như nhiều lời đồn đoán? Và công dụng nào mới là công dụng hàng đầu của yến sào? Hãy cùng HeliFine Team khám phá tiếp nhé! 2.1 - Tăng cường hệ miễn dịch – Là tác dụng lớn nhất của yến sào   Như chúng ta đã biết, tổ yến rất giàu protein (chiếm tới 45 – 55%) và có tới 13 loại axit amin quan trọng.   Một bệnh nhân ung thư nếu phải trải qua quá trình hóa trị thì cả tế bào tốt và xấu đều bị tiêu diệt. Một trong số những tế bào tốt đó là tế bào B - một loại tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Việc mất đi tế bào B khiến cơ thể trở nên dễ mắc nhiều loại bệnh hơn.   Để chứng minh về khả năng ăn yến sào có thể tăng cường hệ miễn dịch, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành một thí nghiệm: để chuột bị nhiễm phóng xạ, sau đó cho chúng ăn yến sào để phục hồi. Kết quả cho thấy, trong yến sào có một loại protein nhất định giúp tăng tốc độ tạo ra các tế bào B đã mất, từ đó, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.   Tác dụng lớn nhất của yến sào chính là tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể Một số hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong yến sào cũng có khả năng cản trở virus cúm.   Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần của yến sào có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các thành phần chính xác thể hiện đặc tính chống ung thư trong yến sào vẫn chưa được phát hiện ở thời điểm hiện tại.     Bởi vậy, duy trì ăn yến sào điều độ, đều đặn là một cách hữu hiệu nhất để nâng cao sức đề kháng, duy trì độ dẻo dai cơ thể cho cả gia đình.   2.2 Giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, kích thích ăn ngon miệng   Tác dụng lớn thứ 2 của yến sào chính là giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Bởi vì, trong yến sào có chứa Crom và Lysine – là những chất có tác dụng tăng cường khả năng chuyển hóa và trao đổi chất, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá.   Với những em bé biếng ăn hoặc những người có hệ tiêu hoá kém, đang mất cảm giác thèm ăn thì yến sào là một lựa chọn đúng lúc và kịp thời.   Yến sào khi chưng lên có mùi thơm nhẹ (cùng táo, đường phèn, hạt sen hoặc một chút gừng,…) vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hoá. Do vậy, khi sử dụng yến sào điều độ, đều đặn, người bệnh sẽ phục hồi nhanh hơn, hệ tiêu hóa được cải thiện dần và có cảm giác thèm ăn hơn.   Lưu ý là chỉ những trẻ em trên 1 tuổi, mới nên cho sử dụng yến sào bạn nhé. Vì lúc này, cơ quan tiêu hoá của các bé mới hoạt động tương đối ổn định, mới nên cho con tiếp thu thêm các dưỡng chất ngoài sữa và sữa mẹ. 2.3 Phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật Yến sào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao (45 – 55% là protein), đồng thời cung cấp nguồn năng lượng lớn (20 – 27% carbohydrate) nhưng lại không chứa chất béo (lipit). Cộng thêm nhiều axit amin thiết yếu quan trọng, tham gia vào quá trình tái tạo tế bào. Nên yến sào là món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho phục hồi sức khoẻ người bệnh.   Dễ chế biến, dễ ăn, dễ tiêu hoá - cũng là những ưu điểm để người đang ốm bệnh nên ăn yến. Việc bổ sung nhanh chóng, kịp thời hàm lượng lớn protein thiếu hụt, tái tạo nhanh tế bào và sản sinh lượng lớn calo từ yến sẽ giúp người bệnh phục hồi thể trạng và tinh thần nhanh hơn rất nhiều đấy. Đặc biệt với những bệnh nhân vừa phải trải qua phẫu thuật, ăn yến sào còn có tác dụng làm tăng khả tạo máu cho cơ thể. Vì trong tổ yến còn chứa Sắt (Fe), cùng với protein – là hai dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu. Sắt (Fe) cũng là chất để cơ thể tổng hợp hemoglobin giúp tăng khả năng vận chuyển oxy, cung cấp cho các tế bào hoạt động tốt hơn.   2.4  Chống lão hoá, làm trẻ đẹp làn da Đây là công dụng được nhiều chị em mong đợi nhất ở yến sào. Các bạn có nhớ, khi chúng ta xem phim cung đình ngày xưa, thường hay có cảnh vua chúa, nhất là mấy bà Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, phi tần,… lâu lâu lại sai cung nữ nấu cho bát yến sào dưỡng nhan?   Đó là bởi vì trong yến sào có chứa một loại axit amin là Threonine. Chất này tham gia vào quá trình sản xuất collagen và elastin, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, làm tăng độ đàn hồi cho da, cải thiện kết cấu da, làm chậm quá trình da lão hoá.   Bởi vậy, ngoài việc giúp da khoẻ mạnh, ăn yến sào còn giúp làm sáng da, ngăn ngừa sự hình thành của các sắc tố melanin, ngăn ngừa nám, tàn nhang và các nếp nhăn trên da.   Nói “yến sào” là thần dược cho làn da của chị em, quả thật cũng không sai. Thay vì dùng hàng tá mỹ phẩm, hoá chất, thì nhiều chị em đã ăn tổ yến thường xuyên, như một cách làm đẹp tự nhiên và an toàn. Tất nhiên, yến sào không hề rẻ, nên đây chắc chắn là thói quen của những quý chị, quý cô thực sự rất “chất” rồi.   2.5 Giúp mắt sáng khoẻ Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã làm một nghiên cứu trên những con thỏ vào năm 2011. Họ tiến hành tiêm huyết thanh tổ yến vào những con thỏ, và nhận thấy ở chúng sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Những tế bào sợ này giữ cho giác mạc của mắt khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với đôi mắt của chúng ta.     2.6 Ăn yến sào làm  tăng ham muốn Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nước bọt của chim yến có một loạt hormone, hai trong số đó là: testosterone và estradiol. Testosterone là một nội tiết tố nam được sản xuất với số lượng đáng kể. Phụ nữ cũng sản xuất nó, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng testosterone làm tăng ham muốn tình dục, thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp, góp phần giảm mỡ, cải thiện chức năng nhận thức và chống trầm cảm. Estradiol: Yến sào chứa estradiol, một loại estrogen. Estradiol được chỉ định sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa nóng bỏng và kích thích. Estradiol cũng được sử dụng để ngăn ngừa bệnh loãng xương hoặc trong kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư. 2.7 Tác dụng rất lớn đối với phụ nữ mang thai và sau sinh   Ốm nghén, suy nhược cơ thể khi mang thai, rụng tóc, sạm da, nổi mụn,… Khó tiêu, táo bón, rạn da, mất ngủ, trầm cảm sau sinh,… Tất cả những vấn đề thường gặp của chị em phụ nữ trong quá trình mang thai hay sau sinh, cho con bú,… thì ăn yến sào là một giải pháp tuyệt vời.  Yến sào cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch tối đa để bảo vệ thai nhi an toàn. Hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Sản sinh collagen giúp làm đẹp da, tái tạo các tế bào để nhanh chóng phục hồi các vết nám, rạn da trong quá trình mang thai gây nên.     Với những thành phần dinh dưỡng của trong yến sào được liệt kê ở trên, rất nên duy trì ăn yến thường xuyên, điều độ cho chị em trong giai đoạn mang thai, hoặc sau sinh.   Tuy nhiên, lưu ý là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào vì trong giai đoạn thai nghén, cơ địa mẹ bầu thay đổi rất bất thường bởi vậy không nên sử dụng yến sào để tránh tác dụng phụ không mong muốn nếu có. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ khoa sản trước khi sử dụng yến sào hay các sản phẩm từ yến trong giai đoạn này nhé.     3. Các công dụng khác của yến sào Bởi vì nguồn dưỡng chất trong yến sào quá dồi dào. Nên thực sự để kể hết những tác dụng khi ăn tổ yến thì có lẽ còn rất dài các bạn ạ. Tiếp theo đây là những công dụng rất tốt nữa của yến sào: 3.1. Tốt cho xương khớp, đặc biệt ở người già   Tổ yến chứa một số axit amin quan trọng, giúp tái tạo tế bào cơ, hỗ trợ việc phục hồi các mô sụn và ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa khớp, giúp xương phát triển chắc khỏe. Từ đó có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa cơ khớp, viêm khớp,... 3.2 Bổ não, tăng cường trí nhớ Các vi chất dinh dưỡng trong tổ yến như Mn, Cu, Zn, Br,... giúp an thần, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và nuôi dưỡng não bộ, tăng cường trí nhớ. 3.3 Giải độc gan Yến sào cung cấp 13 loại axit amin cùng nhiều dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ giải độc gan và nâng cao sức đề kháng và bảo vệ hệ đường ruột khoẻ mạnh. 3.4 Ngăn ngừa béo phì Sử dụng yến sào thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bởi ngoài protein thì chất axit amin Methionine trong yến khi được hấp thu vào cơ thể giúp cơ bắp săn chắc và đốt cháy mỡ thừa.   Kết lại Trên đây là tổng hợp của HeliFine Team về thành phần dinh dưỡng và những công dụng tuyệt vời của yến sào đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu rằng, dùng yến như thế nào, có tốt cho cơ thể hay không, thực tế lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa như: nguồn gốc yến, cách dùng yến, thể trạng hấp thụ của từng cơ thể,...  Tại HeliFine.vn, chúng tôi cam kết cung cấp tới Quý khách hàng các nguồn yến chất lượng từ Phú Yên, Khánh Hoà. Yến thật 100%, không hoá chất, không tẩy trắng, không tẩm đường. Với mong muốn chia sẻ tới bạn nguồn sức khoẻ quý giá ("fine"), để cùng bạn toả sáng như Mặt trời ("Heli").  >> Mời bạn tham khảo các loại Yến Sào Heli uy tín tại đây >> Có thể bạn quan tâm: Chân yến là gì? Chân yến có tác dụng gì? Phía sau người mẹ gắt gỏng, quát mắng con là một người cha “vắng mặt” Yến sào là gì? Cách phân biệt ĐÚNG nhất các loại yến sào hiện nay Hoang Dung (HeliFine Team)

Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: