Tất cả tin tức

Dạy con LÒNG BIẾT ƠN để trẻ thấy hạnh phúc, yêu đời

Dạy con LÒNG BIẾT ƠN để trẻ thấy hạnh phúc, yêu đời

Lòng biết ơn là một trong những yếu tố quyết định nhân cách của một người trong tương lai. Chính vì vậy, hơn cả trí tuệ, dạy con lòng biết ơn là điều các bậc cha mẹ nên làm. Trẻ không có lòng biết ơn, sau này sẽ thành người rất đáng sợ Con trẻ thường được chiều chuộng và chiếm vị trí “độc tôn” trong gia đình. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ. Lâu dần về sau, rất nhiều trẻ sẽ cho rằng những thứ chúng có được từ gia đình là hiển nhiên, từ đó chỉ biết yêu cầu, nhận lấy mà không biết hồi báo, càng không biết quan tâm và cảm kích người khác... Người xưa thường có câu "Tiên học lễ, hậu học văn", ý muốn nói đến tầm quan trọng của đạo đức con người. Một con người chưa cần biết họ giỏi giang ra sao, tài năng thế nào, chỉ cần họ sống nhân, nghĩa thì đã có phúc đức dồi dào. Lòng biết ơn là một trong những yếu tố quyết định nhân cách của một người trong tương lai. Chính vì vậy, hơn cả trí tuệ, dạy con lòng biết ơn là điều các bậc cha mẹ nên làm. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy, khi trẻ có lòng biết ơn, con sẽ có xu hướng suy nghĩ những điều tích cực, từ đó giúp chúng thêm yêu đời, hạnh phúc. Vậy, làm thế nào để có thể hình thành lòng biết ơn cho trẻ.  Mời các bạn đọc bài viết HeliFine chia sẻ dưới đây nhé! 7 cách dạy con lòng biết ơn cha mẹ nên áp dụng 1. Cha mẹ làm gương cho con Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước lại những hành vi của cha mẹ và dần hình thành nhân cách của chúng. Vì vậy phụ huynh nên làm gương cho trẻ về lòng biết ơn để con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau, thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy con mới học tập và làm theo. Mặt khác, khi được bố mẹ nói lời cảm ơn những lúc con làm việc tốt, trẻ sẽ rất vui và chắc chắn sẽ phát huy. 2. Khuyến khích con làm việc nhà Khi trẻ cùng cha mẹ làm việc nhà, chúng sẽ nhận ra rằng mình cũng cần nỗ lực và không nên coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Con sẽ sớm tự lập và biết ơn việc bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng mình là một điều thiêng liêng. Và con cần đền đáp công ơn nuôi dưỡng, giáo dục đó của cha mẹ. 3. Dạy trẻ giúp đỡ người khác Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn, đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, cho con cùng tham gia các chương trình từ thiện. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo,... sẽ dần hình thành cho trẻ lòng thương người thói quen giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong cuộc sống. Ngoài ra, việc nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ sẽ giúp trẻ dần hiểu rằng: làm việc tốt sẽ mang đến nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội. Cha mẹ cũng đừng quên dành lời khen ngợi hoặc phần thưởng nhỏ nếu trẻ có những hành động giúp đỡ người khác để khuyến khích các con nhé! 4. Tâm sự với bé về những vất vả của cha mẹ Nhiều phụ huynh thương con nên thường giấu sự vất vả của mình, chỉ để con cái thấy được những lúc mình an nhàn, hưởng thụ. Điều đó thực ra là không nên. Con sẽ cảm thấy cha mẹ làm việc quá dễ dàng, kiếm tiền không mất nhiều công sức như chúng nghĩ... Từ đó con có xu hướng không coi trọng đồng tiền hay công sức của cha mẹ. Phụ huynh thỉnh thoảng tâm sự với con về nỗi vất vả của mình. Tâm sự khác với lời than vãn. Nếu điều kiện cho phép, bạn cũng có thể đưa bé đến nơi làm việc để trẻ tận mắt chứng kiến công việc của cha mẹ đang làm. Một khi hiểu được cha mẹ kiếm tiền vất vả thế nào, bé sẽ biết yêu thương cha mẹ hơn và trân trọng những thứ được đổi lấy bằng mồ hôi, công sức của cha mẹ. 5. Đừng đáp ứng mọi đòi hỏi của con quá dễ dàng Nhiều cha mẹ dễ dàng "đầu hàng" khi con mè nheo muốn đòi hỏi một thứ gì đó. Thái độ này của phụ huynh sẽ làm ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng lòng biết ơn ở con bạn. Cảm giác thỏa mãn dễ dàng sẽ khiến bé mất đi lòng biết ơn với những người đã làm ra thứ mình thích, những người đã đáp ứng mình. Khi cảm thấy yêu cầu của bé không hợp lý, cha mẹ cũng nhớ phải giải thích lý do nhẹ nhàng rồi từ chối chứ đừng lập tức nói "không". Vì như vậy con sẽ cảm thấy oan ức, phi lý. 6. Cha mẹ hãy dạy con nói lời cảm ơn Cảm ơn, xin lỗi, vui lòng là câu nói mà cha mẹ cần phải dạy trẻ khi còn nhỏ. Dạy trẻ luôn phải cảm ơn người khác khi họ mang lại cho ta một điều tốt đẹp. Dạy trẻ nói lời xin lỗi khi làm phiền hoặc có lỗi với người khác. Và giúp con biết cách nói câu "vui lòng" khi muốn nhờ vả người ta làm điều gì đó cho mình. Những hành động cụ thể như thế sẽ giúp trẻ tôn trọng người khác, thể hiện sự chân thành, và thêm quý trọng tình cảm của mọi người xung quanh. 7. Hãy kiên nhẫn Trẻ em thường nay nhớ, mai quên. Chúng không thể đột nhiên thấm nhuần những lời răn dạy của cha mẹ, mà chúng cần thời gian để trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm sống. Bất cứ tình huống nào trong cuộc sống có liên quan đến những điều cha mẹ đã chia sẻ với con về lòng biết ơn, hãy giúp con nhớ lại ngay lúc ấy, để trẻ ghi nhớ lâu hơn nhé.  Bình tĩnh và kiên nhẫn - là những điều cha mẹ cần làm để giúp trẻ hình thành thói quen về sự cảm kích, lòng biết ơn với những thứ chúng nhận được. Con người có lòng biết ơn sẽ là những người luôn được yêu quý. Bạn có đồng ý rằng: lòng biết ơn chính là chìa khóa giúp trẻ sống hạnh phúc dài lâu? Hãy giúp con mở cánh cửa tương lai bằng chìa khoá ấy ngay từ hôm nay nhé. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Chuyện Đời của HeliFine để cùng chúng tôi chia sẻ câu chuyện có ích của chính bạn.  >> Có thể bạn quan tâm: Giải mã toàn bộ THÀNH PHẦN dinh dưỡng của yến sào bằng khoa học 5 công thức yến chưng táo đỏ giàu dinh dưỡng Không có gì gọi là "GIÚP" khi chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà Phương Thùy St (HeliFine Team)

Không có gì gọi là "GIÚP" khi chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà

Không có gì gọi là "GIÚP" khi chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà

Làm việc nhà, đối với nhiều người, đặc biệt là Á Đông luôn xem đó là việc của người phụ nữ và đó là việc không làm ra tiền, còn đàn ông phải lo kiếm tiền còn chuyện trong nhà là "đặc quyền" của người phụ nữ. Câu chuyện người cha dạy con trai "không giúp mẹ làm việc nhà !" cho chúng ta thấy điều gì? Đó là một người cha, người chồng tốt hay không?  Con à, sau này đừng bao giờ nói giúp mẹ làm việc nhà nữa nhé! Dịch ở nhà nhiều, các em nhỏ bắt đầu học cách dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa phụ giúp cha mẹ. Một cậu bé hớn hở chạy vào khoe với người cha đang cặm cụi rửa bát ở trong bếp: “Ba ơi, con vừa mới giúp mẹ lau xong nhà rồi nè!” Người cha dừng lại và nghiêm nghị nói: “Con à, sau này đừng bao giờ nói giúp mẹ làm việc nhà nữa nhé!” Đứa bé khó hiểu thắc mắc: “Tại sao lại không được giúp ạ?” Lúc này người cha mới ôn tồn giải thích: “Con thấy đấy, mỗi lần ba rửa bát có nói là giúp mẹ rửa không, mỗi lần ba dọn nhà có nói là giúp mẹ dọn không, tại sao vậy? Không có gì gọi là "GIÚP" khi chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà Tại vì chúng ta đều đang sống dưới cùng một mái nhà, chúng ta đều phải ăn cơm, đều cần dùng chén bát, mọi thứ trong ngôi nhà này chúng ta cũng đều đang dùng chung như nhau, vậy nên từ sau con đừng bao giờ nói là giúp mẹ làm việc nhà nữa nhé, chúng ta chỉ đang làm việc mà chúng ta nên làm, cần làm. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi người sống trong căn nhà này”. Không có gì gọi là "GIÚP" khi chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà Những lời này của người cha có thể sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của đứa bé, khiến trẻ cảm nhận được bản thân phải có trách nhiệm, nuôi dưỡng đức tính tự lập và biết yêu thương người phụ nữ của mình. Trẻ con vẫn hay lầm tưởng rằng tất cả việc nhà đều là trách nhiệm của mẹ và chúng chỉ đang gánh vác phần việc mà đáng ra chúng không phải làm. Cha mẹ có thể giải thích cho con hiểu rằng, ở nhà không có gì gọi là giúp, nếu có thì chỉ có trách nhiệm và đảm đương. Không có gì gọi là "GIÚP" khi chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình, dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người. Đó là ý kiến cá nhân của mình. Còn bạn thì sao? >> Có thể bạn quan tâm: Yến vụn là gì? Yến vụn giá rẻ có tốt không? Top 3 thực đơn Keto giảm cân thuần Việt dễ áp dụng, hiệu quả cao Đừng dạy con gái phải cam chịu Phương Thùy St (HeliFine Team)  

Đừng dạy con gái phải cam chịu

Đừng dạy con gái phải cam chịu

Nếu bạn có con gái. 1. Đừng dạy con phải biết giữ mình, mà hãy dạy con phải BIẾT CÁCH BẢO VỆ MÌNH. Khi con bé hãy dạy con những cách để tự bảo vệ mình khi không có cha mẹ ở bên. Khi con lớn lên, gặp một người khiến con rung động, yêu thương. Trinh tiết không quan trọng bằng cảm xúc của con. Đời người con gái, thanh xuân chỉ có một lần, hãy sống thật nồng nhiệt với nó nhưng con luôn phải biết cách bảo vệ mình, bảo vệ chính cuộc đời mình. Đừng đánh cược nó bằng bất cứ lời đường mật của ai. Con nên nhớ ngoài chính bản thân mình là đáng tin cậy nhất thì bất cứ lời hứa hẹn nào khác cũng đều chỉ nên để đó cho vui. Sau mỗi cuộc vui, không ai có thể chịu trách nhiệm về cuộc đời con, ngoài chính con. Vì thế con hãy biết cách bảo vệ chính mình. 2. Đừng dạy con chịu đựng, hãy dạy con NÓI LÊN CHÍNH KIẾN CỦA MÌNH Con cũng là con người, con có cảm xúc, có quyền nói thích hoặc không thích. Có quyền nói yêu nói ghét. Dù con ở bất cứ đâu, ở nhà mình, hay ở nhà một người khác, con cũng không cần phải sống chịu đựng bất kì điều gì.  Nếu chỗ nào đối xử không tốt, con cứ việc rời đi. Con không có trách nhiệm phải sống và chịu đựng, chỉ vì con là CON GÁI. Con gái sinh ra không có bổn phận phải chịu đựng bất cứ điều gì. 3. Đừng dạy con, LÀM PHỤ NỮ LÀ KHỔ Phụ nữ chỉ khổ khi con sống yếu đuối, quá dựa dẫm và chẳng có gì trong tay. Con hãy sống sao cho thoải mái, chăm sóc cơ thể mình sao cho thật xinh đẹp và khỏe mạnh. 4. Đừng dạy con chỉ học giỏi là được, hãy dạy con BIẾT CÁCH LÀM ĐẸP Ngoại hình của con gái lúc nào cũng vô cùng quan trọng. Nó là đặc quyền của phụ nữ. Con không thể khiến người khác yêu, khi con trông không có gì để yêu. Tóc tai bẩn thỉu, quần áo xộc xệch, mặt mày nhăn nhúm. Con muốn được người khác yêu, trước hết, trông con phải có thứ để khiến người ta yêu. Con phải mặc sao cho đẹp, chăm sóc cơ thể mình sao cho xinh đẹp và khỏe mạnh. Đừng bao giờ tin vào những điều, phụ nữ chỉ cần thông minh là được, đẹp xấu không quan trọng. Phụ nữ phải đẹp và phải thông minh. Muốn tài giỏi hoặc có những kiến thức, đức tính khác thì cần bố mẹ dạy và rèn luyện từ nhỏ. Còn muốn xinh đẹp, con phải biết  chăm sóc da đúng cách. 5. Đừng dạy con khiến đàn ông cung phụng, hãy dạy con KHIẾN HỌ TÔN TRỌNG MÌNH Đừng bao giờ nghĩ rằng, là phụ nữ chỉ cần ngồi khóc, là sẽ có người tới giúp. Hãy dạy con cách để tự giúp mình trước, tự cứu lấy mình trước.  6. Đừng dạy con phải HY SINH, hãy dạy con biết VÌ AI XỨNG ĐÁNG Con có thể cho đi những thứ mà con có. Nhưng không có nghĩa là con phải cho đi tất thảy mọi thứ, tất thảy mọi người, hãy dành cho người xứng đáng được nhận. Đừng tính toán khi cho đi nhưng cũng hãy mưu cầu được nhận lại gì. Vì không có mối quan hệ nào tốt đẹp ở đời chỉ toàn cho mà không thể nhận. Khi con mãi chỉ cho đi mà không nhận được gì về. Sự cho đi của con cũng là vô nghĩa và chẳng còn giá trị gì hết.  Hãy cho đi một cách xứng đáng. Nhưng đừng cho đi tất cả mọi thứ, con cũng phải chừa lại cho mình một đường lui.  Và luôn nói với con rằng, là con gái không có gì thiệt thòi, không có gì bất hạnh cả. Chỉ khi con sống quá yếu đuối, quá dựa dẫm và chẳng có gì trong tay thì con mới cảm thấy bất hạnh. >> Có thể bạn quan tâm: Cách làm yến chưng hạt chia bổ dưỡng tuyệt vời Yến huyết là gì? Giá "đắt cắt cổ" còn không có để mua Tóp 3 thực đơn Keto giảm cân thuần Việt dễ áp dụng, hiệu quả cao Phương Thùy St (HeliFine Team)    

Phía sau người mẹ gắt gỏng, quát mắng con là một người cha “vắng mặt”

Phía sau người mẹ gắt gỏng, quát mắng con là một người cha “vắng mặt”

Mỗi ɴgườι phụ nữ lần ƌầυ làm mẹ đều luôn cố gắng làm tốt vai trò của mình. ... Vì thế, hãy cho phép họ được quyền không hoàn hảo bởi họ cũng có những niềm vui và nỗi buồn riêng, đôi lúc khi không thể kiềm chế cơn nóng giận, họ cũng có thể gắt gỏng với con…. Đó là chuyện rất thường tình! Có một câu nói rằng: “Đằng sau mỗi cơn giận của ɴgườι mẹ là nỗi muộn phiền mà cô ấy đã dồn nén từ rất lâu”. Quả thật, đằng sau mỗi ɴgườι mẹ nóng nảy, gắt gỏng khi chăm con là do sự thiếu vắng vai trò của ɴgườι cha. Kết quả một cuộc khảo sáτ cho thấy hầu hết chúng ta đều đang không nhận ra sự nỗ lực bền bỉ của những ɴgườι làm mẹ. Khi được đặt câu hỏi: “Tùy theo độ tuổi, ấn tượng về mẹ trong lòng bạn đã thay đổi như thế nào?”. Đáp áп của câu hỏi đều khιếп mọi ɴgườι đều cảm thấy xóτ xɑ: Khi con 4 tuổi, con cảm thấy mẹ cái gì cũng biết. Khi con 14 tuổi, con cảm thấy mẹ không biết gì cả. Khi con 18 tuổi, con cảm thấy suy nghĩ của mẹ đã lỗi thời. Khi con 25 tuổi, con muốn mẹ trở tɦàɴh cố vấn và muốn được bàn bạc mọi vấn đề với mẹ. Khi con 45 tuổi, nếu có mẹ ở đây thì thật tuyệt, mẹ sẽ xử lý vấn đề này như thế nào nhỉ? Khi con 85 tuổi, con muốn được nghe mọi ý kiến của mẹ, nhưng đã quá muộn rồi… Không chỉ những ɴgườι tham gia khảo sáτ mà trên thực tế, hầu hết tất cả chúng ta lúc còn nhỏ đều đã không nhìn thấy sự quan tâm cũng như tấm lòng của mẹ. Thuở bé, chúng ta luôn nhìn thấy sự vụng về, càm ràm, kiểm soát và nóng nảy của mẹ. Nhưng chúng ta thường ngoảnh mặt không công nhận nỗ lực trong việc chăm con của mẹ. Thuở bé, chúng ta luôn nhìn thấy sự vụng về, càm ràm, kiểm soát và nóng nảy của mẹ. Nhưng chúng ta thường ngoảnh mặt không công nhận nỗ lực trong việc chăm con của mẹ. Thật may mắn, khi chúng ta khôn lớn. Chúng ta mới nhận ra làm mẹ thật không đơn giản. Chúng ta hiểu rằng, để hoàn tɦàɴh tốt nhất vai trò của mình, một ɴgườι mẹ đã phải ᵭáпɦ đổi rất nhiều thứ. Mỗi ɴgườι mẹ là sự an bài của Thượng Đế, trong lòng mỗi ɴgườι mẹ sẽ ấp ủ tình yêu to lớn để cố gắng nuôi dạy con nên ɴgườι. Đôi khi, sự nóng nảy của ɴgườι mẹ khi dạy con là do sự dung túng của ɴgười cha tạo thành.  Khi một ɴgườι mẹ nói con không nên ăn vặt bởi điều đó không tốt cho sức khỏe, con không nên dáп mắt vào màn hình điện τử bởi có hại cho mắt…. thì ɴgườι cha lại dễ dãi chiều theo ý muốn của trẻ: “Con có muốn ăn khoai tây chiên không? Có muốn ăn kem không? Có muốn xem phim không?”. Chăm con nhỏ với vô số việc không tên khιếп mẹ vất vả mà trở nên mệt nhọc, cáu kỉnh. Chính bởi thế, hễ thấy con làm điều sai trái, đương nhiên mẹ sẽ dễ dàng ɴổi nóng. Thế nhưng, ɴgườι cha thì thong dong đứng bấm điện thoại và chen ngang: “Em có thể kiên nhẫn với con được không? Đừng hét vào mặt con như thế!”. Đằng sau những ɴgườι mẹ nóng nảy với con là sự hy sinh, là trách nhiệm và sự ngậm đắng nuốt cay của họ. Chuyên gia tâm lý ɴgườι Đài Loan Hứa Hạo Nghị cho biết, ɴgườι mẹ đóng vai trò như một chiếc “contaιner”, chịu đựng và dung chứa mọi cảm xúc buồn vui, giận hờn của con. Đồng thời, trong gia đình, ɴgườι mẹ phải gáпh vác biết bao công việc vất vả từ quét dọn nhà cửa như một ô sin, nấu nướng như một ƌầυ bếp, chăm con ốm như một y tá, kèm cặp bài vở của con như một giáo viên… Ấy thế nhưng mọi ɴgườι trong gia đình đều cho rằng, đó là những điều hiển nhiên mà mọi ɴgườι mẹ đều phải làm và nên làm vì con. Đến lúc ɴgườι mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, la hét, quát mắng con, ɴgườι ta liền phủ nhận mọi nỗ lực, vất vả của mẹ, coi đó là ɴgườι mẹ thật tệ hoặc không xứng đáпg làm mẹ. Mọi bà mẹ đều có quyền trở nên không hoàn hảo và hãy cho phép họ được không hoàn hảo. Người cha nào cũng luôn trông đợi nửa kia của mình phải là một ɴgườι mẹ hoàn hảo và lý tưởng trong gia đình. Ấy là ɴgườι phải biết chăm con suốt 24 giờ mà không được quyền kêu ca một lời, hoặc phải vừa chăm con tốt, vừa ƙιếm tiền giỏi. Họ còn muốn con mình có một ɴgườι mẹ luôn biết mỉm cười, biết bao dung, biết thể hiện sự dịu dàng nên có mọi lúc, mọi nơi.   Nhưng suy cho cùng, các bà mẹ cũng chỉ là những ɴgườι bình thường. Không phải lúc nào họ cũng hoàn hảo. Họ rất cần sự đối xử nhẹ nhàng và công nhận sự hy sinh thầm lặng của mình. Đó mới là hình ảnh chân thực nhất và cũng là mong mỏi của mọi bà mẹ. Và cũng mong rằng các ông bố không “vắng mặt” để các bà mẹ có ɴgườι san sẻ trách nhiệm nuôi con, hàng ngày, hàng giờ. Và để chiếc “contaιner” không quá tải, để các bà mẹ không phải gắt gỏng, ɴổi nóng với con! Hy vọng những ɴgườι cha có thể cùng san sẻ trách nhiệm chăm sóc con nhỏ với vợ. Hãy thay tã cho con, cùng con vui đùa, kể truyện cho con nghe. Hãy để các bà mẹ có chút không gian gọi là tự do và thời gian chăm chút cho riêng mình. >> Có thể bạn quan tâm: 3 cách làm yến chưng hạt sen đơn giản mà bổ dưỡng Chiếc hộp Pandora - lời nguyền của Zeus về loài người Giải mã THÀNH PHẦN dinh dưỡng và TÁC DỤNG của yến sào bằng khoa học Phương Thùy St (HeliFine Team)

9 phút quan trọng nhất trong một ngày của mọi đứa trẻ

9 phút quan trọng nhất trong một ngày của mọi đứa trẻ

9 phút trong ngày có ảnh hưởng nhất đối với trẻ được chia thành 3 khoảng thời gian: ba phút đầu tiên trong ngày khi trẻ thức dậy; 3 phút sau  khi trẻ đi học về và 3 phút cuối cùng trong ngày trước khi trẻ đi ngủ. 9 phút này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn giúp gắn kết cha mẹ và trẻ trong quá trình nuôi dạy con Nhiều cha mẹ luôn phải “khổ sở” vào mỗi sáng để đánh thức con dậy cho kịp giờ đi học. Tuy nhiên, thay vì cằn nhằn, gào thét vào mỗi sáng, cha mẹ có thể khiến 3 phút đầu tiên trong ngày trở nên hứng khởi hơn. Cù vào nách, thơm vào má, vuốt tóc con, rúc vào người con và nói “Bố/ mẹ yêu con rất nhiều” là những điều nhẹ nhàng nhưng tràn đầy yêu thương cha mẹ có thể dành cho con cái. Mở mắt ra và thấy những cử chỉ yêu thương này thực sự rất có ý nghĩa với trẻ, kể cả với những đứa trẻ bướng bỉnh nhất. Việc khởi đầu một ngày mới bằng những cử chỉ yêu thương, tăng sự gắn kết chắc chắn sẽ khiến một ngày của đứa trẻ tuyệt vời hơn so với việc nhắc nhở, thúc giục. Điều đó sẽ khiến cả con cái lẫn bố mẹ đều cảm thấy nặng nề, mệt mỏi vào mỗi sáng. Ngay khi con trở về nhà sau một ngày học, hãy dành cho con 3 phút thật vui vẻ. Cha mẹ có thể ôm con vào lòng, trò chuyện với con về những điều đã diễn ra trong một ngày; điều gì khiến con cảm thấy vui nhất trong ngày. Cha mẹ hãy hỏi con những câu hỏi mở, đồng thời hướng dẫn trẻ những từ chỉ cảm xúc để diễn tả suy nghĩ của mình. 3 phút này thực sự có giá trị với một đứa trẻ. Chúng sẽ học được cách biết chia sẻ và kết nối với cha mẹ. Ngoài ra, đứa trẻ cũng sẽ không cảm thấy lạc lõng vì không được bố mẹ quan tâm. Thay vì “khép mình” trong một thế giới riêng, trẻ sẽ cởi mở và rất muốn được bày tỏ những cử chỉ yêu thương với bố mẹ. Duy trì thói quen tích cực này cha mẹ cũng sẽ nhận lại những sự thay đổi tích cực của trẻ. Chúng có thể thẳng thắn chia sẻ mọi điều với cha mẹ, thậm chí có thể xin lời khuyên hay sự giúp đỡ từ cha mẹ khi gặp vướng mắc. 3 phút cuối cùng trong ngày là lúc đứa trẻ thường nhớ lại những điều đã diễn ra trước khi ngủ. Cha mẹ đừng nên bỏ qua khoảng thời gian này. Cùng hát với con một bài hát nào đó, chơi một trò chơi đơn giản hay gãi lưng cho con là những điều cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện trong khoảng thời gian đó. 3 phút này có giá trị rất lớn với mọi đứa trẻ. Cha mẹ cũng có thể sử dụng khoảng thời gian quý giá này để giải quyết những mâu thuẫn trong ngày. Ví dụ nói “Mẹ xin lỗi vì lúc tối đã hơi nóng giận khi quát con”, “Mẹ nghĩ cách cư xử của con ban nãy là điều dễ hiểu. Nhưng mẹ nghĩ là lần sau con nên bình tĩnh hơn”,… Nhờ vậy đứa trẻ sẽ có cảm giác thoải mái nhận lỗi của mình và cùng cố gắng để hoàn thiện hơn trong những ngày sau. Tất nhiên, 9 phút không phải là nhiều trong suốt một ngày 24 tiếng. Nhưng 9 phút quan trọng này đều dựa trên nền tảng cơ bản sẵn có là tình yêu thương và sự chân thành mà cha mẹ xây dựng qua một khoảng thời gian dài. Những cử chỉ yêu thương gần gũi, những câu nói nhẹ nhàng tình cảm sẽ mang lại thay đổi cực kỳ to lớn ở mỗi một đứa trẻ. >> Có thể bạn quan tâm: Vòng pandora câu chuyện của tình yêu cá tính và sự sáng tạo vô biên của một cô gái Nếu một ngày ta chán nhau Chiếc hộp pandora lời nguyền của zeus về loài người                                                                                                                                                                                                                                                               Phương Thùy St                                                                                                          (HeliFine Team)  

Liên hệ qua Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: